Người tham gia giao thông thường nhầm lẫn và không phân biệt lỗi đi sai làn và lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường khi vi phạm luật bởi vì không nắm rõ các quy định của luật với từng trường hợp.
Làn đường phân biệt dành cho ô tô và xe máy. Hiện nay khi tham gia giao thông, nhiều chủ phương tiện thường bị phạt với lỗi đi sai làn đường với mức phí khá cao khiến nhiều người thắc mắc “lỗi đi sai làn đường là gì? Thế nào là lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường”
Trung tâm HoclaiotoNET sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về những trường hợp trên, từ đó giúp đọc giả có thể phân biệt được các trường hợp đó khi tham gia giao thông.
-
Phân biệt lỗi đi sai làn đường như thế nào?
Khi trên mặt đường có phân chia thành nhiều làn được phân biệt bằng vạch kẻ đường. Mỗi làn chỉ cho một số loại phương tiện giao thông nhất định đi trên đó. Ví dụ như: Làn dành riêng cho ô tô con, làn dành riêng cho xe máy, làn dành riêng cho ô tô tải,… Và điều cần lưu ý nhất đó là biển báo phân làn như các biển R.412 a,b,c,…
Làn đường phân biệt dành cho xe máy và ô tô:
Đối với biển báo làn đường, nếu người điều khiển phương tiện là ô tô đi vào làn đường dành cho xe mô tô, xe máy hoặc ngược lại người điều khiển xe mô tô, xe máy đi vào làn đường dành cho xe ô tô thì mới được xác định là lỗi đi sai làn đường và khi đó mới xử phạt lỗi đi sai làn đường.
-
Như thế nào là lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường?
Ở những đoạn giao cắt ngã 3 hoặc ngã 4, các dòng phương tiện được phân luồng (luồng xe đi thẳng, rẽ trái và rẽ phải) bằng vạch kẻ đường và mũi tên chỉ hướng, kết hợp cùng biển báo R411.
Biển báo R411:
Theo phụ lục E Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển hiệu đường bộ ( được ban hành theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/05/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT) thì biển báo màu xanh 411 có ý nghĩa: “chỉ dẫn cho người lái xe biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường và Biển có tác dụng bắt buộc người lái xe phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình của xe”
– Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông, vạch kẻ đường có vai trò giúp nâng cao an toàn và khả năng thông xe. Người tham gia giao thông cần hiểu rõ biển số R411 để nắm chính xác thông tin về lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường.
– Chỉ khi đi cùng vạch kẻ đường thì biển R.411 mới có hiệu lực (người tham gia giao thông vẫn phải tuân theo vạch kẻ đường trong trường hợp không có biển).
– Theo đó, lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường thường hay mắc phải trên những đoạn đường có biển báo R.411 kết hợp vạch kẻ đường hoặc chỉ có vạch kẻ đường.
-
Đối với trường hợp vạch mắc võng
Đối với trường hợp vạch kẻ ô vuông chéo (hay còn gọi là vạch mắt võng) là phần đường cho các phương tiện rẽ phải. Vạch kẻ ô vuông chéo này có mục đích là để quy định bảo đảm sự thông suốt của các phương tiện rẽ phải. Ở các ngã tư có vạch kẻ này thì các phương tiện được phép rẽ phải mà không phải quan tâm đến đèn đỏ và biển báo cho rẽ. Tuy nhiên, vạch kẻ này nghiêm cấm các phương tiện dừng, đỗ trên vạch.
Vạch mắt võng trên đường
Nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông dừng đèn đỏ trên khu vực có kẻ ô chéo này thì vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Vạch kẻ ô chéo này không có tác dụng phân làn cho luồng phương tiện đi thẳng hay rẽ phải.
Mức phạt cho lỗi vi phạm này là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Video hướng dẫn về vạch kẻ đường : XEM TẠI ĐÂY
Bài viết liên quan:
Bình luận bài viết